Kinh nghiệm quốc tế và các đề xuất sửa đổi khung pháp lý về định giá rừng tại Việt Nam

Download options
Download document
Báo cáo này được xây dựng nhằm tổng hợp các bài học kinh nghiệm quốc tế về chính sách định giá rừng, đánh giá hiện trạng thực hiện xác định giá rừng theo quy định tại Luật Bảo vệ và Phát Triển Rừng 2004 và đề xuất các sửa đổi trong dự thảo Luật Lâm nghiệp sẽ được trình vào năm 2017 tại Việt Nam. Báo cáo được xây dựng dựa trên số liệu thu thập được từ: (1) nghiên cứu và phân tích các tài liệu và văn bản pháp luật liên quan đến định giá rừng của thế giới cũng như tại Việt Nam; (2) phiếu điều tra với 27 tỉnh, 13 VQG và 6 khu BTNN trên cả nước; (3) phỏng vấn sâu với 93 cán bộ đến từ các bên liên quan quan gồm cơ quan quản lý, các vườn quốc gia, khu bảo tồn, ủy ban nhân dân huyện, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các công ty tư nhân thuê rừng kinh doanh du lịch sinh thái. Có hơn 24 văn bản pháp luật liên quan được rà soát và phân tích, đồng thời có 46 phiếu hỏi được các tỉnh phản hồi. Báo cáo chỉ ra rằng Luật BV and PTR 2004 lần đầu tiên đưa ra các khái niệm về giá rừng, giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng và giá rừng. Tuy nhiên, khái niệm về giá rừng dựa trên giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sử hữu rừng là khái niệm hẹp và chỉ bao gồm các lợi ích trực tiếp từ việc sử dụng lâm sản theo quy định hiện hành. Khái niệm này chưa tiếp cận theo quan điểm tổng giá trị kinh tế của rừng, do đó các giá trị dịch vụ môi trường rừng chưa được đề cập trong giá rừng. Ngoài ra tổ chức thực hiện và giám sát định giá rừng chưa được quan tâm đúng mức ở cả cấp trung ương và địa phương. Việc áp dụng khung giá rừng do tỉnh đưa ra cũng gặp nhiều khó khăn bao gồm: (1) khung giá được ban hành không thể hiện được giá trị của rừng tại thời điểm ban hành do việc ban hành văn bản thường ra chậm từ 1-2 năm so với báo cáo đề xuất khung giá; (2) các cơ quan áp dụng tính giá rừng dựa trên các định mức về giá do Sở tài chính đưa ra và chưa phản ánh thị trường; (3) năng lực thực hiện định giá rừng còn hạn chế ở địa phương và (4) khung giá rừng chủ yếu được hình thành thông qua các cơ quan quản lý Nhà nước, do đó giá rừng có thể sẽ không phản ánh đúng quy luật thị trường. Báo cáo cũng đề xuất rằng lồng ghép định giá dịch vụ môi trường rừng trong chính sách lâm nghiệp cần dựa trên 4 nguyên tắc chính: (i) Các dịch vụ môi trường cần được đánh giá thông qua góc nhìn đa mục đích và với cả giá trị từ gỗ và ngoài gỗ và trong bối cảnh sự đóng góp của rừng và các ngành lâm nghiệp để tăng trưởng xanh (ii) định giá dịch vụ môi trường rừng cần phải được gắn vào các chính sách lâm nghiệp để khuyến khích việc sử dụng rừng đa mục đích và các chủ rừng cần được khuyến khích hoặc thậm chí đền bù để cung cấp và đảm bảo việc sử dụng rừng đa mục đích; (iii) định giá dịch vụ môi trường cần được dựa trên cả phương pháp tính toán khoa học và tham vấn cộng đồng về vai trò và tác động của dịch vụ môi trường đến việc sử dụng đất hiện tại và tương lai cũng như sinh kế địa phương (iv) việc xem xét sự hài hòa giữa các dịch vụ môi trường khác nhau quan trọng hơn đánh giá kinh tế của từng dịch vụ đơn lẻ.
Authors: Phuc, X.T.; Pham, T.T.; Le, N.D.; Đào Thị, L.C.
Subjects: forest policy, forest management, livelihoods, ecosystem services, forests, land use
Publication type: Paper-R, Publication
Year: 2017

Back to top

Sign up to our monthly newsletter

Connect with us