Các phuong án tiep can chia se loi ích: Ket qua so sánh so bo tai 13 nuoc dang thuc hien REDD+

Download options
Download document
Vấn đề chia sẻ lợi ích trong REDD+ đã thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách cũng như các cộng đồng địa phương do sự thành công của REDD+ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết kế và thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích sáng kiến này. Mặc dù đã có rất nhiều tài liệu về các cơ chế chia sẻ lợi ích tiềm năng cho REDD+, lĩnh vực này vẫn thiếu một phân tích sánh toàn cầu về các chính sách REDD+ quốc gia và về các ảnh hưởng kinh tế-chính trị có thể hoặc tạo điều kiện hoặc cản trở các cơ chế này. Tương tự, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu kỹ lưỡng về các nguyên tắc kinh tế-chính trị là căn nguyên của các chính sách và các tiếp cận chia sẻ lợi ích hiện đang có tại các quốc gia. Được xây dựng trên nền tảng nghiên cứu về chính sách REDD+ tại 13 quốc gia, báo cáo này đưa ra một cái nhìn khái quát trên bình diện toàn cầu và mô tả cập nhật về các cơ chế chia sẻ lợi ích cho REDD+ và các yếu tố kinh tế-chính trị ảnh hưởng đến thiết kế và việc hình thành các cơ chế này. Năm kiểu mô hình chia sẻ lợi ích phù hợp với REDD+ và quản lý tài nguyên thiên nhiên được sử dụng để xây dựng một khung nhằm xác định điều gì có thể và không thể thực hiện và xem xét cấu trúc của các quyền trong REDD+. Các tác giả cũng xem xét các cơ chế này dưới góc độ của năm luồng thảo luận nổi bật về câu hỏi ai cần được hưởng lợi từ REDD+, và nhìn nhận REDD+ qua một lăng kính 3E (tính hiệu lực, hiệu quả, công bằng), vạch ra một số nguy cơ có thể đi kèm với các kết quả đầu ra của REDD+. Các mô hình chia sẻ lợi ích hiện có và các dự án REDD+ đã đưa ra những bài học ban đầu cho việc xây dựng các cơ chế chia sẻ lợi ích REDD+. Tuy nhiên, các chính sách liên quan tại 13 quốc gia được nghiên cứu có thể dẫn đến sự thiếu hiệu lực trong giảm thiểu carbon, không hiệu quả về chi phí và bất công bằng do sự thiếu liên kết dẫn đến hiệu suất và kết quả kém, quyền sử dụng đất và các quyền carbon không rõ ràng, thiếu đại diện của một số bên liên quan, các vấn đề về tài chính và kỹ thuật liên quan đến quy mô và cấp độ của REDD+, khả năng tầng lớp trên chiếm dụng các lợi ích và các hiệu ứng phụ tiêu cực của tiến trình phân quyền. Hơn nữa, các yếu tố nền tảng cần có để hiện thực hóa các cơ chế chia sẻ lợi ích 3E hầu như chưa có ở các quốc gia được nghiên cứu. Liệu REDD+ có thể là xúc tác cho các thay đổi thiết yếu sẽ một phần phụ thuộc vào cách thức chia sẻ lợi ích và chi phí từ REDD+, và liệu các lợi ích có đủ để tạo tác động thay đổi các các chính sách và hành vi cố hữu ở tất cả các cấp chính quyền. Việc thiết kế và thực hiện các cơ chế chia sẻ lợi ích – và cùng với đó là tính hợp pháp và sự thừa nhận đối với REDD+ – sẽ phụ thuộc vào việc có các mục tiêu rõ ràng, công bằng về mặt thủ tục và một tiến trình đầy đủ và cùng với đó là một phân tích kỹ lưỡng tất cả các phương án chia sẻ lợi ích và các tác động tiềm năng lên các đối tượng hưởng lợi cũng như đối với các nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Authors: Pham, T.T.; Brockhaus, M.; Wong, G.; Le, N.D.; Tjajadi, J.S.; Loft, L.; Luttrell, C.; Assembe Mvondo, S.
Subjects: climate change
Publication type: Paper-UR, Publication
Year: 2014

Back to top

Sign up to our monthly newsletter

Connect with us