Thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Thừa Thiên Huế: Bài học từ huyện A Lưới

Download options
Download document
Thừa Thiên Huế là một tỉnh tiên phong trong việc thực hiện PFES tại Việt Nam. Báo cáo này xem xét quá trình thực hiện PFES tại Thừa Thiên Huế và đưa ra các bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả thực hiện PFES. Từ khi thực hiện PFES, nhận thức của người dân đối với hoạt động bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Báo cáo chỉ ra rằng số tiền người dân nhận được từ chính sách góp phần cải thiện thu nhập của hộ, là nguồn chi phí để trang trải cho những nhu cầu cơ bản của đời sống. Trong quá trình thực thi chính sách tại địa phương, Hạt kiểm lâm huyện, Ủy ban nhân dân xã và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng (Quỹ BV và PTR) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc lập hồ sơ thanh toán tiền chi trả DVMTR cũng như hướng dẫn chủ rừng sử dụng tiền chi trả DVMTR đúng mục đích và có hiệu quả. Nguồn thu từ PFES cũng tạo ra động lực gắn kết giữa cơ quan chức năng chính quyền địa phương, và cộng đồng địa phương cùng hướng tới mục tiêu chung là bảo vệ phát triển rừng. Điều này giúp đảm bảo sự cam kết hỗ trợ của các bên liên quan cho hoạt động chi trả DVMTR. Ngoài ra, nguồn thu từ PFES đã giúp cải thiện các hoạt động và chính sách theo dõi, giám sát và đánh giá tài nguyên rừng, từ đó thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của các hoạt động quản lí bảo vệ rừng.
Mặc dù PFES đã tạo ra tiền đề cho sự thay đổi tích cực về cơ chế chính sách quản lí bảo vệ rừng, quá trình vận hành chính sách trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn, mức chi trả như hiện nay là ở mức thấp, chỉ có thể hỗ trợ cho người dân ở mức hạn chế, chủ yếu trong việc mua lương thực và một vài vật dụng gia đình, chưa đủ để đầu tư vào các hoạt động phát triển sinh kế. Bên cạnh đó nhận thức của người dân còn hạn chế, nhiều nhóm hộ vẫn chưa nắm rõ kế hoạch chi trả DVMTR hàng năm, chưa hiểu rõ bản chất của nguồn kinh phí chi trả DVMTR cũng như thông tin đơn vị, cơ quan thực hiện nhiệm vụ chi trả. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều mẫu biểu còn khá phức tạp so với năng lực và sự hiểu biết của các chủ rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Cần có nhiều hướng dẫn chi tiết và các hoạt động nâng cao năng lực cho người dân để có thể thực hiện các hoạt động PFES một cách hiệu quả.
Authors: Dương, N.P.; Pham, T.T.; Lê, T.T.T.; Nguyễn, T.D.H.; Đỗ, T.T.A.; Trần, Q.T.; Dương, H.M.
Subjects: ecosystem services, forest policy, development policy, forest management, governance
Publication type: Paper-R, Publication
Year: 2021

Back to top

Sign up to our monthly newsletter

Connect with us