Tác động của các chính sách khắc phục hậu quả COVID đối với bình đẳng giới và biến đổi khí hậu tại Sơn La và Thừa Thiên Huế

Download options
Download document

Thông điệp chính

  • COVID đã gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam, tác động mạnh tới doanh nghiệp, người lao động, cộng đồng dân cư và hộ gia đình tại hai tỉnh Sơn La và Thừa Thiên Huế
  • Để khắc phục hậu quả, Chính phủ Việt Nam, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Sơn La và Thừa Thiên Huế đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và người dân bao gồm giảm thuế và các trách nhiệm tài chính, đảm bảo an ninh xã hội với nhóm yếu thế gồm phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số và đảm bảo giữ vững diện tích nông lâm nghiệp, sản xuất. Ngoài nguồn lực tài chính công, chính quyền địa phương và người dân cũng huy động nguồn hỗ trợ từ công chúng và các cơ quan doanh nghiệp để hỗ trợ khắc phục hậu quả COVID
  • Hỗ trợ của nhà nước và công chúng đã phần nào giúp các doanh nghiệp và người dân đối mặt với các ảnh hưởng của COVID. Tuy nhiên, việc triển khai các chính sách này còn gặp nhiều khó khăn bao gồm: (i) nhiều bên có liên quan gặp trở ngại khi không tiếp cận được thông tin kịp thời hoặc không đủ năng lực để hoàn thiện các quy trình thủ tục hành chính, (ii) quá trình thực hiện của các cơ quan nhà nước chậm tiến độ và chưa kịp thời do các hướng dẫn chồng chéo và thiếu nhất quán; và (iii) mức hỗ trợ thấp chỉ đủ hỗ trợ người dân mua nhu yếu phẩm hàng ngày mà không thể hỗ trợ phục hồi sau COVID
  • Các chính sách hỗ trợ hiện nay chủ yếu tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp, người bị nhiễm COVID và người lao động. Đối với nhóm người dân tộc thiểu số đặc biệt là phụ nữ và trẻ em thì các hỗ trợ rất hạn chế. Các chính sách khắc phục hậu quả COVID cần xem xét để tạo ra các hỗ trợ kịp thời, dễ tiếp cận, phù hợp với nhu cầu và năng lực của nhóm dễ bị tổn thương.
Authors: Pham, T.T.; Trần, N.M.H.; Nguyễn Thị, V.A.; Nguyễn Thị, T.A.
Subjects: pandemic, gender, climate change, economic development, development policy, economic impact
Publication type: Brief, Publication
Year: 2021

Back to top

Sign up to our monthly newsletter

Connect with us