Phân bổ tiền chi trả từ Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) ở Việt Nam: Bằng chứng từ các nghiên cứu để có thông tin giúp biên soạn các hướng dẫn chi trả

Download options
Download document
Mục tiêu của tài liệu này là để hỗ trợ việc thiết kế và thực hiện cơ chế phân bổ tiền chi trả PFES. Chúng tôi mong muốn chia sẻ kiến thức hữu ích hỗ trợ việc xây dựng các hướng dẫn bằng cách cung cấp đánh giá về các bài học kinh nghiệm tại thực địa. Mục tiêu chính của tài liệu này là hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng hướng dẫn chi trả, và cũng hướng tới các độc giả là các cơ quan chính phủ các cấp đang thiết kế và thực hiện cơ chế phân bổ tiền chi trả PFES (VNFF và pFPDFs). Tuy nhiên, các nhóm chủ thể khác bao gồm: các nhà tài trợ, những tổ chức xã hội dân sự (CSOs) và những tổ chức quốc tế đang hỗ trợ thực hiện PFES; cộng đồng và ban quản lý thôn bản đang quản lý phân bổ tiền chi trả vẫn có thể tìm thấy những điểm hữu ích trong báo cáo này trong việc định hình thiết kế và thực hiện PFES và các công cụ dựa vào thị trường khác. Nghiên cứu này của chúng tôi có thể cũng hữu ích cho những tổ chức quan tâm đến việc áp dụng những bài học kinh nghiệm từ phân bổ tiền chi trả PFES cho cơ chế REDD+ trong tương lai. Trong báo cáo này, chúng tôi giới thiệu khái niệm, nguyên tắc và khung phân tích làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình phân bổ chi trả, và cung cấp nguồn tài liệu hữu ích cho những ai tìm kiếm một góc nhìn tổng quan. Sau đó chúng tôi sẽ cung cấp những khuyến nghị chi tiết hơn về những yếu tố nên được cân nhắc trong từng bước thiết kế và thực hiện cơ chế phân bổ tiền chi trả PFES. Chúng tôi cũng cung cấp các phân tích về phương án phân phối chi trả PFES hiện có tại Việt Nam để cung cấp những bài học thực tế rút ra từ việc sử dụng khung 3Es (hiệu quả, hiệu ích và công bằng) và tổng kết lại những điểm chính trong thiết kế chính sách. Chúng tôi đề xuất cơ chế chia sẻ lợi ích cần được thiết kế để (i) tối đa hóa tính công bằng giữa những chủ thể có trách nhiệm trong việc giảm thiểu mất rừng và suy thoái rừng (ii) nâng cao hiệu quả quản lý rừng và (iii) tăng cường tính hiệu ích của những chương trình quốc gia và địa phương (chủ yếu bằng cách giảm thiểu chi phí giao dịch và thực hiện).
Authors: Pham, T.T.; Wong, G.Y.; Le, N.D.; Brockhaus, M.
Subjects: ecosystem services, climate change, deforestation, degradation, forest management, economy
Publication type: Paper-R, Publication
Year: 2016

Back to top

Sign up to our monthly newsletter

Connect with us